Mỡ lợn
Mỡ lợn

Mỡ lợn

Mỡ lợn hay mỡ heo (Lard) là một sản phẩm mỡ trắng có dạng nữa rắn thu được bằng cách kết xuất mô mỡ của con lợn[1]. Mỡ lợn được phân biệt với mỡ động vật nói chung và một sản phẩm động vật tương tự có nguồn gốc từ mỡ của gia súc, gia cầm hoặc mỡ cừu. Mỡ lợn có thể được tạo ra bằng cách chiết hấp, đun sôi hoặc sấy khô[2] (phần còn dư lại gọi là tóp mỡ). Chất lượng ẩm thực của mỡ lợn có phần thay đổi tùy theo nguồn gốc và phương pháp chế biến, nếu được tinh chế, kết xuất (kẹo lại) đúng cách, nó có thể gần như không có mùi và không vị. Nó có hàm lượng axit béo bão hòa cao và không có chất béo chuyển hóa.Tại cửa hàng bán lẻ, mỡ lợn tinh chế thường được bán dưới dạng các khối bọc trong giấy. Nhiều nền ẩm thực sử dụng mỡ lợn làm chất béo nấu ăn hoặc chế biến từ dầu mỡ, hoặc làm chất phết theo cách tương tự như bơ. Nó là một thành phần trong các món ăn mặn khác nhau như xúc xích, pa tênhân nhồi. Để thay thế cho các loại bơ, mỡ lợn cung cấp độ xốp cho bánh ngọt. Trong ẩm thực phương Tây vai trò của nó đã bị giảm đi do sự thịnh hành của chế phẩm dầu thực vật, nhưng nhiều đầu bếp và thợ làm bánh vẫn ưa chuộng nó hơn các chất béo khác vì một số mục đích sử dụng. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn quan điểm cho rằng mỡ lợn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao[3], Từ rất lâu, mỡ lợn thường được gạch ra khỏi các gia vị nhà bếp bởi người dân lo sợ bệnh tật có thể gây ra từ mỡ lợn[4].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mỡ lợn http://www.huffingtonpost.com/2014/04/28/cooking-w... http://seattletimes.nwsource.com/html/pacificnw091... http://www.obsessionwithfood.com/2006_01_01_blog-a... http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2... http://icwales.icnetwork.co.uk/0100news/health/tm_... http://m.suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/an-mo-lo... https://www.merriam-webster.com/dictionary/lard https://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=he... https://www.nytimes.com/2005/08/12/opinion/12kumme... https://vnexpress.net/ly-do-nen-an-mo-lon-4030495....